Doanh nghiệp bia, rượu đối mặt khó khăn lớn

21/11/2020 10:10 (GMT+7)
Cộng đồng doanh nghiệp ngành bia, rượu, nước giải khát buộc phải có những thay đổi để thích nghi với bối cảnh hiện nay, vượt “khó” trong kinh doanh.

Diễn đàn: Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát. Ảnh: H.Dịu

Tại diễn đàn: Tháo gỡ khó khăn cho ngành công nghiệp bia, rượu, nước giải khát do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 20/11, tại Hà Nội, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, nhiều năm nay, song song với lĩnh vực thực phẩm - ngành sản xuất và kinh doanh đồ uống luôn là một trong những ngành kinh tế quan trọng và đầy tiềm năng phát triển ở Việt Nam.

Theo ước tính của Bộ Công Thương, mức tiêu thụ hàng năm của ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam luôn chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Hơn nữa, ông Phòng cũng cho rằng, với tốc độ tăng trưởng hàng năm được dự báo là 6%, ngành công nghiệp đồ uống là một trong những ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam. Nhưng ngành này lại đang chịu sự chi phối và kiểm soát của Nhà nước với các chính sách thắt chặt.

Hơn nữa, mặc dù mang lại nguồn thu thuế dồi dào cho ngân sách nhà nước, nhưng Phó Chủ tịch VCCI cũng thẳng thắn cho biết, ngành đồ uống có cồn cũng được nhận định là có tác động tiêu cực đến sức khỏe của người tiêu dùng và an ninh xã hội.

Còn theo PGS.TS. Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia, rượu, nước Giải Khát (VBA), từ đầu năm 2020, ngành bị ảnh hưởng bởi tác động kép do dịch Covid-19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Vì thế, sản xuất, kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút từ 20-40%, chỉ số sản xuất giảm và chỉ số tồn kho tăng lên. Ngoài ra, doanh nghiệp ngành này còn đang phải chịu sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thậm chí phải cạnh tranh với cả các cơ sở kinh doanh lậu, hàng giả, hàng nhái…

Trong khi đó, nói về tác động tới ngân sách nhà nước, ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế, năm 2019, tổng số thu ngân sách của các doanh nghiệp bia, rượu, nước giải khát khoảng 60 nghìn tỷ đồng, khối doanh nghiệp lớn như Heineken, Sabeco, Habeco... đóng góp hơn 49,5 nghìn tỷ đồng. Nhưng trong 10 tháng năm 2020, khối doanh nghiệp lớn của ngành này nộp hơn 39 nghìn tỷ đồng tiền thuế các loại, bằng 96,4% cùng kỳ năm trước.

Trước tình thế này, ông Nguyễn Văn Việt cho biết, VBA cũng đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đề xuất các giải pháp sản xuất các sản phẩm có độ cồn thấp hoặc không có độ cồn để có thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với quy định của pháp luật và góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa ẩm thực của Việt Nam.

Bên cạnh đó, các chuyên gia tại diễn đàn cũng nhấn mạnh, với những bài học kinh nghiệm đúc kết từ khủng hoảng, cộng đồng doanh nghiệp ngành đồ uống buộc phải có những thay đổi trong xu hướng vận hành để thích nghi với bối cảnh hiện nay cũng như có thể phát triển vững mạnh hơn trong tương lai.

Theo Hải Quan Online

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.