Quy hoạch kiến trúc Hà Nội: Cần hài hòa giữa cái mới và cũ

09/10/2018 12:35 (GMT+7)
Với đô thị dày đặc di sản như Hà Nội trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển công nghệ thông tin, việc bảo tồn cảnh quan đô thị lịch sử không thể mộng mơ. Ðó là ý kiến của KTS Trần Huy Ánh tại hội thảo Bảo tồn cảnh quan đô thị lịch sử trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển công nghệ thông tin tại Hà Nội mới đây.
 

Quy hoạch để hút khách

Trong quá trình Hà Nội ứng xử với xu thế toàn cầu hóa và thời đại công nghệ thông tin có thể kể những dấu mốc như việc gắn quản lý kiến trúc khu phố cổ với quản lý trật tự xây dựng. Năm 1999, Hà Nội bảo tồn ngôi nhà cổ đầu tiên tại 87 Mã Mây, phối hợp với TP Toulouse nghiên cứu và trùng tu thành công đình Đồng Lạc năm 2000. Đáng kể nhất là việc mở phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân đầu tiên năm 2004, sau đó mở rộng ra nhiều con phố lân cận tạo nên tuyến phố đi bộ trong khu phố cổ ngày càng hút khách.

PGS.TS Nguyễn Quốc Thông – Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư (KTS) Việt Nam cho rằng, những đặc trưng về một phố thị dân gian đã mang lại sự độc và lạ cho phố cổ Hà Nội mà nhiều khu phố cổ của các nước trên thế giới không có được. Nhờ đó mà từ nhiều năm nay khu phố cổ Hà Nội thu hút được sự quan tâm của chính quyền, các chuyên gia, du khách trong nước, quốc tế và đặc biệt là của người dân.

Tuy nhiên, theo TS Saori Kishihara (Đại học Tokyo – Nhật Bản), việc thay đổi về cách bố trí cảnh quan kiến trúc để phù hợp với nhu cầu cuộc sống của người dân là tất yếu, nhưng cần phải hợp lý về thiết kế kiến trúc, đảm bảo sự hài hòa giữa cái mới và cái cũ, mà ở đó người dân vẫn có thể khai thác được những giá trị kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch để phục vụ cuộc sống.

 

Phố cổ Hà Nội đang được giữ gìn rất tốt

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết: Thành phố đã đầu tư nguồn lực tài chính lớn để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới nhiều công trình trong phố cổ. Gần đây, công tác đầu tư, cải tạo đã có sự tham gia tích cực của người dân và các tổ chức doanh nghiệp. Nếu như trước năm 2007, 100% kinh phí cải tạo, nâng cấp đều dựa vào nguồn ngân sách của thành phố, từ năm 2010 trở lại đây nguồn ngân sách của thành phố chỉ còn khoảng 20%, 40% lấy từ ngân sách quận và 40% còn lại là sự đóng góp của người dân và doanh nghiệp.

Không thể “chụp lồng kính” để bảo tồn đô thị lịch sử Hà Nội, chính vì thế nhiều chuyên gia góp ý để nhà quản lý nhận thức đầy đủ trong quá trình giữ gìn Thủ đô nghìn năm lịch sử. “Không phải nền kinh tế nào cũng có thể bảo tàng hóa cả thành phố. Hà Nội rất tỉnh táo vì chỉ dồn vào bảo tồn dưới 10km2 trong đó có lõi khu phố cổ, khu phố Pháp.

Ngay trong vùng lõi này cũng cần xác định trọng tâm chứ không cứng nhắc, cần chọn lọc công trình và không gian đặc trưng. Hơn 20 năm qua Hà Nội giữ gìn tốt nhiều không gian sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa vốn là hồn cốt của đất Kẻ Chợ. Ðó cũng là điểm sáng thu hút du lịch, càng đông khách du lịch thì không gian đô thị lịch sử càng thêm sinh động.

Với khu phố cổ Hà Nội, những thay đổi về cảnh quan kiến trúc, thay đổi về thiết kế đô thị là để thích ứng với xu thế toàn cầu hóa. Tuy nhiên, phần đô thị truyền thống trong phố cổ Hà Nội vẫn giữ được cái “hồn – cốt” của nó” - KTS Trần Huy Ánh khẳng định.

Khải Bình

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bàn luận xã hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.