Còn khó khăn nhận diện các phương thức thủ đoạn của tội phạm hàng không

28/09/2017 (GMT+7)
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Giao thông Vận tải vừa có đề xuất với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia kiến nghị với Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị tăng cường việc trao đổi thông tin, phổ biến kịp thời các phương thức thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, nhất là các loại tội phạm có liên quan đến lĩnh vực hàng không để lực lượng an ninh hàng không chủ động phòng ngừa, đối phó, không để cho hành vi phạm tội xảy ra.

Ban Chỉ đạo 389 Bộ Giao thông Vận tải vừa có đề xuất với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia kiến nghị với Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị tăng cường việc trao đổi thông tin, phổ biến kịp thời các phương thức thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm, nhất là các loại tội phạm có liên quan đến lĩnh vực hàng không để lực lượng an ninh hàng không chủ động phòng ngừa, đối phó, không để cho hành vi phạm tội xảy ra.



Phó Thủ tướng Thường trực- Trưởng BCĐ 389 quốc gia Trương Hòa Bình kiểm tra hệ thống an ninh hàng không. Ảnh: TH

Bên cạnh đó, BCĐ 389 Bộ Giao thông Vận tải đề xuất Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin với các đơn vị trong ngành hàng không nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường hàng không; tổ chức lớp tập huấn cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không kỹ năng nhận biết hàng giả, kiến thức và kỹ năng phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Theo đánh giá của BCĐ 389 Bộ Giao thông Vận tải, công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục và hết sức khó khăn, phức tạp. Những đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và làm hàng giả đang sử dụng nhiều hình thức, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi, diễn biến ngày càng phức tạp. Về phía Bộ Giao thông vận tải đã và đang triển khai thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo sự chỉ đạo của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như: Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về việc không vận chuyển hàng hóa hoặc nhận chở những hành khách mang theo hàng hóa lên xe có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đặc biệt chú ý các mặt hàng như: hàng điện tử, xăng dầu, thuốc lá, rượu, bia và động vật hoang dã, quý hiếm; Phổ biến, quán triệt và yêu cầu lái xe, phụ xe và nhân viên phục vụ trên xe cam kết không chở hành khách mang theo hàng hóa hoặc vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, hàng lậu và gian lận thương mại.

Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng và bãi đỗ xe thông tin, tuyên truyền cho các đơn vị vận tải, lái xe, phụ xe và hành khách đến bến về công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển hàng hóa trái phép, không rõ nguồn gốc; Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện những đơn vị vận tải, phương tiện, lái xe, phụ xe, nhân viên phục vụ trên xe nhận vận chuyển hoặc hành khách mang theo hàng hóa có dấu hiệu buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn như: công an, quản lý thị trường, thanh tra giao thông, kiểm dịch kịp thời ngăn chặn, xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định; kiên quyết không cho những phương tiện, hàng hóa, hành khách mang theo hàng hóa có dấu hiệu buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại được ra khỏi bến; Yêu cầu các đơn vị, cá nhân thực hiện công việc xếp, dỡ hàng hóa tại bến theo quy định tại các văn bản quản lý của nhà nước trong lĩnh vực vận tải đường bộ; thông báo ngay cho đơn vị quản lý bến, bãi xe hoặc các đơn vị chức năng khác khi phát hiện những hàng hóa có dấu hiệu buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Các đơn vị chức năng của ngành đã phối hợp với lực lượng Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách trên tuyến đường bộ, đường sắt, dường thủy và hàng không, đã kịp thời ngăn chặn, xử lý hiệu quả việc vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm trong lĩnh vực đường sắt, hàng không, đường bộ và đường thủy đã phối hợp với lực lượng công an bắt giữ nhiều hàng hóa cấm trong thời gian qua.

Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố tham gia phối hợp với các lực lượng Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Biên phòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận tải hàng hóa và hành khách trên các tuyến đường bộ, đường sắt, dường thủy và hàng không cơ bản đã kịp thời ngăn chặn, xử lý hiệu quả việc vận chuyển, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng cấm.

Tuy nhiên, theo BCĐ 389 Bộ Giao thông Vận tải, việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng còn nhiều bất cập, chỉ tổ chức phối hợp được trong các đợt cao điểm (một khoảng thời gian ngắn) để triển khai thực hiện, và khi trong đợt cao điểm thì tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả có biểu hiện giảm, nhưng đến khi hết đợt cao điểm thì lại diễn biến phức tạp. Tình hình kinh tế, chính trị trong nước và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; an ninh, trật tự an toàn xã hội, thiên tai, dịch bệnh, tình trạng lợi dụng phương tiện đường sắt vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc tại một số nhà ga, trên một số đoàn tàu có lúc, có nơi vẫn còn diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sản xuất kinh doanh dịch vụ.

Mặt khác, việc trao đổi thông tin của lực lượng Hải quan về các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua đường hàng không chưa được thực hiện.

Để khắc phục tình trạng này, theo BCĐ 389 Bộ Giao thông Vận tài, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cần có văn bản chỉ đạo Ban Chỉ đạo 389 các địa phương, các lực lượng chức năng ; Phối hợp kiểm tra phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy dịnh của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ; Thông báo kết quả kiểm tra, tạm giữ và xử lý các trường hợp phối hợp với ngành Đường sắt kiểm tra tạm giữ hàng hóa. Trường hợp phối hợp kiểm tra có giữ hàng hóa thì việc lập biên bản tạm giữ hàng hóa phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và xử lý vi phạm hành chính như: Ghi rõ số lượng, chủng loại, đặc điểm hàng hóa; hàng hóa có hóa đơn hợp pháp hay không...


Theo BCĐ389
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Bàn luận xã hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.