Việt Nam trở thành nguồn nhập khẩu gạo chính cho Indonesia

15/10/2023 13:22 (GMT+7)
Ông Arief Prasetyo Adi, Quyền Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia tuyên bố: Việt Nam và Thái Lan sẽ là hai nước nhập khẩu chính cho đợt thu mua 1,5 triệu tấn gạo tới đây của nước này. Điều này khẳng định vị thế, uy tín chất lượng của hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa cơ hội này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần lưu ý hướng dẫn của Bộ Công Thương trước đó về xuất khẩu khẩu gạo sang thị trường Indonesia

Nhập khẩu thêm 1,5 triệu tấn gạo, Indonesia xác nhận chọn nguồn cung từ Việt Nam

Nhập khẩu thêm 1,5 triệu tấn gạo, Indonesia xác nhận chọn nguồn cung từ Việt Nam

Theo Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết, nước này sẽ phải cần thêm khoảng 1,5 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia từ nay tới hết năm 2023, ngoài 2 triệu tấn gạo dự trữ đã nhập khẩu từ đầu năm tới nay. Theo đó, Quyền Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia, ông  Arief Prasetyo Adi tuyên bố xác nhận trước báo giới Indonesia Việt Nam và Thái Lan sẽ là hai nguồn cung gạo chính cho đợt thu mua 1,5 triệu tấn gạo tới đây của nước này. Được biết, tổng lượng gạo Indonesia nhập khẩu từ Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay đạt trên 718.000 tấn, đạt giá trị 361 triệu USD.

Theo ông Mokhamad Suyamto-Giám đốc chuỗi cung ứng và các dịch vụ công lãnh đạo, Cơ quan hậu cần quốc gia -Preum Bulog (Cơ quan được Chính phủ Indonesia chỉ định là đơn vị nhập khẩu gạo) cho biết “Preum Bulog sẽ nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan”. Ngoài ra, Preum Bulog cũng cho biết tất cả các giấy phép cần thiết cho việc nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo đã được các Cơ quan hữu quan Indonesia ban hành và việc nhập khẩu sẽ được thực hiện sớm nhất  bắt đầu từ cuối tháng 10/2023.

Để tận dụng tối đa cơ hội này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần lưu ý theo hướng dẫn của Bộ Công Thương trước đó về xuất khẩu khẩu gạo sang thị trường Indonesia. Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chủ động theo dõi sát tình hình thị trường. Đánh giá đầy đủ các cơ hội cũng như rủi ro để xây dựng phương án giao dịch. Ký kết hợp đồng phù hợp, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu và góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa cho nông dân với giá có lợi.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng lưu ý phương án phòng ngừa các rủi ro về giá cả,  thanh toán và giao hàng trong bối cảnh tình hình thương mại thế giới đang chịu nhiều tác động.

Theo số liệu thống kê công bố ngày 10/10/2023 của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Indonesia trong 9 tháng năm 2023 đạt 884.177 tấn với giá trị 462 triệu USD, tăng 17,7 lần về lượng và 19,2 lần về giá. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Indonesia trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt giá trị 3,79 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023.

Từ đó có thể thấy rõ, nguồn cung gạo Việt Nam luôn là nguồn cung uy tín, giành được sự tin tưởng của Chính phủ và người tiêu dùng Indonesia trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với sự thiếu hụt về sản lượng lương thực sản xuất trong nước và ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino. Việc Indonesia chọn Việt Nam là nguồn cung chính cho các đợt thu mua lúa gạo của Indonesia đã khẳng định thêm vị thế, uy tín chất lượng của hạt gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu thêm 1,5 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm nay cũng nhằm ổn định trật tự xã hội trong bối cảnh Indonesia sẽ tiến hành bầu cử Tổng thống và Quốc hội vào tháng 2/2024.

Minh Đức

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Xuất nhập khẩu
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.