Đình Hồi Quan - một trong những công trình cổ kính tiêu biểu của Bắc Ninh

06/07/2022 10:25 (GMT+7)
(KD&BM) - Nhắc đến Bắc Ninh, du khách sẽ nghĩ ngay đến một vùng đất địa linh nhân kiệt với những làn điệu Quan họ, vùng đất của nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng: chùa Dâu, chùa Bút Tháp hay Đền Đô…Đình Hồi Quan cũng là một ngôi đình cổ tiêu biểu mang đậm dấu ấn thế kỷ XVII.

Đình Hồi Quan vốn được mệnh danh là công trình kiến ​​trúc truyền thống của làng quê Việt Nam. Đình Hồi Quan tọa lạc khu phố Hồi Quan, phường Tương Giang, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những ngôi đình tiêu biểu cho thời kỳ hoàng kim của những ngôi đình mà người Việt đã xây dựng trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Ngôi đình này có gì đặc biệt? Hãy cùng PV KD&BM khám phá.

Đình Hồi Quan (Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh)

Đình rộng, tường đình được xây bằng gạch. Cột đình được dựng bằng gỗ lim thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".

Theo người dân nơi đây, nghệ thuật chạm khắc trang trí đình Hồi Quan có sự phong phú bởi có sự hiện diện của bốn hiệp thợ. Góc bên trái đình phía trước chạm khắc đơn giản. Góc đình bên phải phía sau chạm khắc cảnh đánh vật và đôi gà chọi. Góc đình bên phải phía trước có bức chạm hình tượng con khỉ nằm ngửa miệng cười hả hê, đang trong động tác gãi, bằng những nét chạm khắc tinh tế, người nghệ nhân lột tả được tính hiếu động vui nhộn của con vật. (bức chạm này nay không còn lưu giữ tại đình, có thể đã bị mất hoặc được lưu giữ ở nơi khác). 

Trên các đầu bẩy và các ván nong đỡ đầu hoành các khối chạm diện tích rất lớn, tỷ mỷ. Các hình tượng rồng ổ, rồng mẹ luôn há miệng ngậm lấy tàu mái, khi thì luồn lách trong những tia mây lửa, nét mác, hoặc đùa nghịch với rồng con, đôi khi vui chơi với cả các con thú bốn chân nữa. Đặc sắc hơn cả có hai chiếc đầu bẩy ở hiên trước thuộc gian giữa, mặt bên trong chiếc đầu bẩy bên trái chạm hình con nghê đầu quay ngoắt lại, miệng cười. Chiếc đầu bẩy bên phải mặt ngoài tạc hình rồng mẹ, rồng con và con thú, mặt trong thêm vào mấy hình tượng ấy còn có cảnh người cưỡi ngựa, mình trần mặc váy, tay phải cầm đao, tay trái cầm mộc, chân dung diễn tả khá chi tiết, thể hiện trạng huống rất sinh động. 

Những hình chạm khắc trang trí ở đình Hồi Quan đều thống nhất một phong cách, mang đặc trưng cuối thế kỷ XVII - giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của nghệ thuật chạm khắc dân gian Việt Nam. Đó là nét đặc sắc của những nghệ nhân làm đình thể hiện tinh thần ưa chuộng tự do, phóng khoáng trong sáng tạo nghệ thuật của người dân Kinh Bắc xưa./.

Thanh Tuyền

 

Có thể bạn quan tâm: đình Hồi Quan tỉnh Bắc Ninh
Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Văn hóa xã hội
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.