Phát hiện loài dơi ở Lào mang virus có đặc tính giống SARS-CoV-2

20/09/2021 12:30 (GMT+7)
(KD&BM) - Loài dơi trú ẩn trong các hang đá vôi ở miền Bắc Lào được phát hiện mang những chủng virus có một số đặc tính giống với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Theo tờ Bloomberg đưa tin nhóm nhà nghiên cứu tại Viện Pasteur của Pháp và Đại học Lào đã tiến hành tìm kiếm những loại virus nguy hiểm giống như SARS-CoV-2 trong hàng trăm con dơi móng ngựa tại Lào. 

Kết quả, họ phát hiện ba chủng virus có liên kết thụ thể mang nhiều đặc tính giống loại virus đã khiến hơn 4,5 triệu người thiệt mạng hiện nay. Đáng chú ý nhất đó là phần gai protein của SARS-CoV-2 được sử dụng để liên kết với enzyme ACE-2 của con người. Đây chính là enzyme mà virus nhắm đến để lây nhiễm trong cơ thể người.

Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature số ra ngày 17/9 cho thấy các chủng virus giống như SARS-CoV-2 đang tồn tại ngoài tự nhiên, trong đó có trong cơ thể của loài dơi móng ngựa Rhinolophus. 

Ảnh minh họa

Nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết rằng đại dịch COVID-19 khởi nguồn từ sự lây lan của một loại virus trong cơ thể dơi. Hàng ngày ở miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á có thể xảy ra khoảng 1.000 ca nhiễm virus Corona của dơi. Đây là khu vực nơi dơi Rhinolophus sinh sống dày đặc. 

Người đứng đầu bộ phận phát hiện mầm bệnh tại Viện Pasteur, Tiến sĩ Marc Eloit cho biết ba loại virus được tìm thấy ở Lào, được gọi là BANAL-52, BANAL-103 và BANAL-236, chính là tổ tiên gần nhất của SARS-CoV-2 . 

Tờ Bloomberg đưa tin nhóm nhà nghiên cứu tại Viện Pasteur của Pháp và Đại học Lào đã tiến hành tìm kiếm những loại virus nguy hiểm giống như SARS-CoV-2 trong hàng trăm con dơi móng ngựa tại Lào. 

Kết quả, họ phát hiện ba chủng virus có liên kết thụ thể mang nhiều đặc tính giống loại virus đã khiến hơn 4,5 triệu người thiệt mạng hiện nay. Đáng chú ý nhất đó là phần gai protein của SARS-CoV-2 được sử dụng để liên kết với enzyme ACE-2 của con người. Đây chính là enzyme mà virus nhắm đến để lây nhiễm trong cơ thể người.

Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature số ra ngày 17/9 cho thấy các chủng virus giống như SARS-CoV-2 đang tồn tại ngoài tự nhiên, trong đó có trong cơ thể của loài dơi móng ngựa Rhinolophus. 

Nghiên cứu này ủng hộ giả thuyết rằng đại dịch COVID-19 khởi nguồn từ sự lây lan của một loại virus trong cơ thể dơi. Hàng ngày ở miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á có thể xảy ra khoảng 1.000 ca nhiễm virus Corona của dơi. Đây là khu vực nơi dơi Rhinolophus sinh sống dày đặc. 

Người đứng đầu bộ phận phát hiện mầm bệnh tại Viện Pasteur, Tiến sĩ Marc Eloit cho biết ba loại virus được tìm thấy ở Lào, được gọi là BANAL-52, BANAL-103 và BANAL-236, chính là tổ tiên gần nhất của SARS-CoV-2.

“Những loại virus này có thể đã góp phần tạo nên nguồn gốc của SARS-CoV-2 cũng như tiềm ẩn nguy cơ lây truyền trực tiếp sang con người trong tương lai”, ông Eloit nói. 

Không loại virus ở dơi nào tại Lào chứa cái gọi là “vị trí phân cắt furin” - giúp virus thuận lợi xâm nhập vào tế bào. Đây là một đặc tính của virus SARS-CoV-2 khiến một số nhà khoa học nghi ngờ nó là sản phẩm của phòng thí nghiệm. 

Tháng trước, cộng đồng tình báo Mỹ đã loại trừ khả năng virus gây bệnh COVID-19 là vũ khí sinh học do Trung Quốc phát triển, song không đạt được sự nhất trí về nguồn gốc của nó.

TH

 

Có thể bạn quan tâm: SARS-CoV-2 loài dơi lào

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Tin tức, sự kiện
Tin đã đăng
https://thtruefood.com.vn/
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 268A đường Âu Cơ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Phó Tổng biên tập: Ông Tạ Trung Thành
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.