Hoạt động Thương mại Biên mậu – Một động lực phát triển kinh tế

30/12/2020 10:30 (GMT+7)
Hoạt động Thương mại Biên mậu là một khái niệm kinh tế chỉ các hoạt động kinh doanh hàng hóa qua biên giới giữa các nước.

Thương mại Biên mậu có hai phương thức: Kinh doanh Biên mậu  Giao dịch Thương mại. Kinh doanh Biên mậu là hoạt động trao đổi thương mại qua biên giới của hai quốc gia lân cận, giao dịch  thương mại là giao dịch của người dân sống ở khu vực quanh vùng biên giới. Hai phương thức này  hoàn toàn khác nhau và có những quy định, chính sách khác nhau; Kinh doanh Biên mậu là hình thức kinh doanh và phải khai báo thủ tục hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu, nộp thuế …gọi  là Mậu dịch, còn hoạt động của người dân dọc biên giới trao đổi, mua bán hàng hóa mà không cần phải đăng ký kinh doanh với hải quan hay với chính quyền của hai nước thì gọi là Phi Mậu dịch. Mốc xác định Phi Mậu dịch khi giao dịch thương mại qua biên giới có giá trị hàng hóa không vượt quá 2 triệu đồng/người/ngày và chỉ áp dụng cho cư dân sống ở hai biên giới. Tuy nhiên hai hình thức giao dịch này thường dễ nhầm lẫn do những đặc thù của sinh hoạt, mua bán vùng biên giới, và nhiều thương nhân cũng lợi dụng sự nhập nhằng để tránh thuế.

Để làm được điều này thì chính phủ hai nước phải có những thỏa thuận trước đó để tạo điều kiện cho người dân sống ở biên giới trao đổi hàng hóa với nhau.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày23/01/2018 quy định cụ thể về hoạt động thương mại biên giới của thương nhân và mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới. Theo Nghị định số 14/2018/NĐ-CP hoạt động thương mại biên giới được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi  đồng Việt Nam hoặc đồng tiền của nước có chung biên giới. Các phương thức thanh toán bao gồm: Thanh toán qua ngân hàng; Thanh toán bằng tiền mặt; Thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng).

Thương nhân được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới là thương nhân Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo cam kết của các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Thương nhân hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Giao thương biên giới xưa và nay

Nghị định quy định rõ hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế về kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản; kiểm tra chất lượng hàng hóa; kiểm tra về an toàn thực phẩm. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hàng hóa xuất khẩu dưới hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân quy định tại Nghị định này được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.

Cửa khẩu biên giới thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa là các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. Ngoài ra còn có các cửa khẩu khác, qua nơi mở ra cho qua lại biên giới được bảo đảm các điều kiện, chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và pháp luật có liên quan (phải thuộc Danh mục các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới được phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quyết định).

Những hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải hợp pháp và không thuộc diện cấm lưu thông. Ngoài ra, những hàng hóa mua bán, trao đổi qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới phải thuộc danh mục do Bộ công thương ban hành. Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế về kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản; kiểm tra chất lượng hàng hóa; kiểm tra về an toàn thực phẩm.

Giao thương xuất nhập khẩu tại Lạng sơn

Hàng hóa của cư dân biên giới là hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam hoặc nước có chung biên giới do cư dân biên giới mua bán, trao đổi ở khu vực biên giới hai nước để phục vụ các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới. Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công thương ban hành. Cư dân biên giới mua bán, trao đổi hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới do Bộ Công thương ban hành, được hưởng định mức miễn thuế theo quy định theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Trong Dự thảo Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm (2016 – 2020)của Chính phủ, cho thấy: Bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 – 2020), bối cảnh khu vực và thế giới có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biến phức tạp hơn so với dự báo, tác động đến phát triển kinh tế trong nước; Cạnh tranh địa chính trị, địa kinh tế đi đôi với căng thẳng thương mại giữa một số nền kinh tế lớn… Đặc biệt, vào năm cuối giai đoạn kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, đại dịch Covid-19 chưa từng có trong nhiều thập kỷ xảy ra trên toàn cầu ảnh hưởng rất nghiêm trọng, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, hậu quả kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, giá cả hàng hoá tương đối ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt khoảng 4%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 (7,65%), trong phạm vi mục tiêu đề ra (dưới 4%). Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 dự báo đạt 1,81%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 5,15%.

Thương mại trong nước tăng trưởng nhanh, kết cấu hạ tầng thương mại phát triển nhanh chóng. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đạt nhiều kết quả và Kinh doanh biên mậu  đã góp phần tích cực, hiệu quả trong nền kinh tế của đất nước. 

Minh Quân

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Kinh doanh
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.