Xuất khẩu lao động nước ngoài rồi bỏ trốn: Cần thay đổi tư duy

23/02/2023 14:50 (GMT+7)
(KD&BM)- Trước câu chuyện nhiều địa phương bị dừng tuyển lao động sang Hàn Quốc, các chuyên gia, doanh nghiệp đề nghị nhiều giải pháp cả ngắn hạn và dài hạn để giảm thiểu tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

Vấn nạn đang được kiểm soát nhưng cần dứt điểm.

Trong giai đoạn 2016-2017, số lượng bị tạm dừng đưa người lao động đi nước ngoài là 20 tỉnh và khoảng 40 - 50 huyện. Số huyện bị tạm dừng giảm từ 20 huyện (năm 2018) xuống 8 huyện (năm 2022). Đó là huyện Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh), TP Chí Linh (tỉnh Hải Dương), huyện Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) và huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa). Nguyên nhân là các địa phương này có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên, tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không Vấn nạn đang được kiểm soát nhưng cần dứt điểm về nước đúng thời hạn từ 27% trở lên.
Hậu quả để lại là mất đi cơ hội của nhiều người khác.

Những người lao động phá bỏ hợp đồng rồi cư trú bất hợp pháp ở lại Hàn Quốc đa phần vì lợi ích cá nhân. Sự ích kỷ của họ không chỉ làm ảnh hưởng đến hợp tác chung giữa Việt Nam - Hàn Quốc mà còn những người lao động khác tại địa phương. Việc này tước đi cơ hội của các thanh niên muốn đi làm việc tại Hàn Quốc.

Nhiều lao động đã vì lợi ích trước mắt mà gây thiệt hại rất lớn

Người lao động cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc sẽ không được cơ quan pháp luật bảo vệ khi có các vấn đề xảy ra. Với những vấn đề phát sinh như khi bị người sử dụng lao động đối xử không tốt hoặc không được trả lương, họ sẽ không được cơ quan nào can thiệp, đồng nghĩa với việc tự gánh chịu hậu quả.

Tinh thần của người lao động khi mà ở lại làm việc bất hợp pháp, cư trú bất hợp pháp sẽ không được thoải mái. Khi làm trong tình trạng bất hợp pháp, họ lúc nào cũng lo sợ bị cảnh sát bắt giữ, trục xuất hoặc có thể bị bắt giam, bị phạt. Chuyện này đã xảy ra rất nhiều đối với người lao động cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài nói chung và Hàn Quốc nói riêng.

Bà Phạm Thu Hường - Giám đốc công ty cổ phần Thương mại và phát triển Bluestar

Trao đổi thêm với Tạp chí Kinh doanh và Biên mậu Việt Nam bà Phạm Thu Hường Giám đốc CTCP Thương mại và phát triển quốc tế Bluestar cho biết thêm: Mặc dù các biện pháp tuyên truyền, chọn lọc lao động diễn ra thường xuyên và được đề cao trong quá trình đào tạo lao động. Thế nhưng một bộ phận người lao động vẫn vì lợi ích chung mà không lường trước được những rủi ro phải gánh chịu khi bỏ trốn. Đã có rất nhiều trường hợp tìm tới chúng tôi có nguyện vọng đi nhưng khi kiểm tra lại những lao động đó nằm tại những địa phương  “ danh sách hạn chế “ đó cũng là một trong những thiệt thòi rất lớn của những lao động có mong muốn đi lao động Hàn Quốc tại địa phương đó.

Ngoài các giải pháp tăng cường tuyên truyền đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra.

Giải pháp đầu tiên là tuyển chọn, đào tạo lao động thật kỹ trước khi đi. Thứ hai, công tác hỗ trợ người lao động tại Hàn Quốc cũng như quản lý người lao động tại Hàn Quốc đảm bảo đầy đủ, kịp thời để họ yên tâm làm việc. Thứ ba, thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ khi làm việc tại nước ngoài.

Bên cạnh đó chúng ta đã yêu cầu người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng để đảm bảo việc thực hiện đúng hợp đồng, về nước đúng thời hạn.

Đồng thời, chúng tôi tiếp tục nhắc nhở các địa phương vẫn phải tiếp tục tăng cường các giải pháp, như là tổ chức vận động tuyên truyền, để đảm bảo được con em mình ở địa phương không cư trú ở lại nước ngoài trái pháp luật, hoặc phải về nước đúng thời hạn để đảm bảo không chỉ cho bản thân của người lao động và các lao động khác ở địa phương, mà còn cho hợp tác giữa ta với Hàn Quốc được tiếp tục ổn định, phát triển trong thời gian tới.

Tiến Dũng

 

 

 

Kích thước font In ấn

Bình luận chia sẻ

Hội nhập quốc tế
amity.com.vn
Hi fpt
https://tanadaithanh.vn/
winvoucher.winmart.vn
http://gfs.com.vn
http://www.vafood.com.vn/
Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam
Cơ quan chủ quản: Hiệp hội Thương nhân kinh doanh biên mậu Việt Nam
Số giấy phép: số 450/GP-BTTTT, cấp ngày 8/10/2020, cấp bởi Bộ Thông tin và Truyền thông
 139 đường Nghi Tàm, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.


Tổng biên tập: Ông Phạm Bá Dục
Tổng thư ký: Ông Phạm Hoàng Vũ
Email: kinhdoanhvabienmau@gmail.com
Mọi thông tin bạn đọc vui lòng liên hệ đường dây nóng: 0865191826
® Bản quyền thuộc về Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam, mọi sao chép phải được sự đồng ý bằng văn bản của Tạp chí điện tử Kinh Doanh và Biên mậu Việt Nam.